Intermittent Fasting & High Meal Frequency là 2 sự lựa chọn phổ biến nhất cho người giảm cân phân bổ bữa ăn. Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vì sao 2 trường phái ăn kiêng như 2 cực đối lập thế này mà vẫn đem lại tính hiệu quả tuyệt vời như nhau. Vậy mấu chốt tạo nên tính hiệu quả ở đâu, hiệu quả đến mức nào? Các bạn hãy cùng H.T phân tích trong bài viết sau nhé
INTERMITTENT FASTING LÀ GÌ
Intermittent Fasting sẽ chia thời gian ăn làm 2 giai đoạn, thường là 8 tiếng ăn 16 tiếng nhịn
Intermittent Fasting hay nhịn ăn gián đoạn là 1 kiểu mô hình ăn uống mà bạn sẽ chia thời gian ăn ra làm hai khoảng rõ rệt ăn và nhịn. Intermittent Fasting có nhiều kiểu khác nhau, có thể áp dụng chu trình theo ngày hay theo giai đoạn:
1. Intermittent Fasting theo ngày: 16:8 là kiểu phổ biến nhất, bạn sẽ không ăn gì trong vòng 16 tiếng và ăn trong 8 tiếng còn lại. Ngoài ra còn có kiểu Intermittent Fasting 20:4.
2. Intermittent Fasting theo giai đoạn: 5:2 là cách chia phổ biến, 2 ngày cho giai đoạn nhịn chỉ tiêu thụ tối đa 600 Calories/ ngày và 5 ngày cho giai đoạn ăn tức tiêu thụ mức Calories đủ để duy trì cân nặng. Ngoài ra còn có kiểu nhịn ăn 24 tiếng hay 36 tiếng
Intermittent Fasting được nhiều người biết đến như là 1 chế độ ăn giảm cân hiệu quả. Nhiều thông tin cho rằng, Intermittent Fasting có thể giúp giảm mỡ tốt hơn vì có thể giúp cải thiện độ nhạy Insulin, làm tăng Hormone tăng trưởng HGH, đây đều là những Hormone rất quan trọng trong quá trình giảm mỡ. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và kết quả cho thấy Intermittent Fasting không đem lại sự khác biệt đáng kể nào về hiệu quả giảm mỡ. Cần phải nhớ rằng, điều cốt lõi của 1 chế độ dinh dưỡng giảm cân là tạo ra được sự thâm hụt Calo kèm theo Macronutrients và Micronutrients hợp lý.
1 số lợi ích của Intermittent Fasting:
a. Đối với lợi ích về sức khỏe, làm giảm lượng LDL Cholesterol và Triglycerides trong máu, giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch. Giúp tăng độ nhạy Insulin có lợi cho những người bị béo phì hay mắc bệnh tiểu đường.
b. Đã có nghiên cứu cho thấy, Intermittent Fasting tuy không đem lại hiệu quả cao hơn về khối lượng mỡ giảm được nhưng nó có thể giúp chống dị hóa cơ bắp tốt hơn trong quá trình giảm cân (cần có thêm nhiều những nghiên cứu để củng cố điều này là đúng).
Nhược điểm của Intermittent Fasting:
a. Không phù hợp với những người bị các triệu chứng rối loạn như các vấn đề tiêu hóa hay rối loạn Hormone.
b. Có thể làm tăng cảm giác đói và thèm ăn dẫn tới ăn bậy và dư thừa Calo.
HIGH MEAL FREQUENCY LÀ GÌ?
High Meal Frequency là ăn nhiều bữa trong ngày, thường là 6 bữa
Đây không phải là 1 chế độ ăn uống gì cả mà chỉ là kiểu ăn mà bạn sẽ chia thành nhiều lần trong ngày thường là 6 bữa. Người ta tin rằn, với cách ăn như vậy sẽ giúp tăng trao đổi chất, hỗ trợ tăng cơ và giảm mỡ tốt hơn so với chỉ ăn 3-4 bữa/ ngày. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chia nhỏ thành nhiều bữa trong 1 ngày không hề làm tăng trao đổi chất hay đem lại sự khác biệt trong quá trình tăng cơ giảm mỡ.
a. Ưu điểm: có thể giúp kiểm soát cơn đói và hạn chế sự thèm ăn.
b. Nhược điểm: ăn quá nhiều bữa 1 ngày thường không phù hợp với đại đa số lối sống của chúng ta, thậm chí ăn lượng nhỏ nhưng nhiều bữa trong ngày lại khiến bạn quá bận tâm vào đồ ăn và khiến bạn cảm thấy Stress hơn.
KẾT LUẬN VỀ INTERMITTENT FASTING & HIGH MEAL FREQUENCY
Bạn chọn nhịn ăn gián đoạn hay tần suất bữa ăn lớn
Dù mục tiêu tăng cơ hay giảm mỡ thì Intermittent Fasting hay High Meal Frequency đều không quá quan trọng trong việc ảnh hưởng đến lượng Calo tiêu thụ. Vậy nên hãy kiên định với 1 kiểu chế độ dinh dưỡng mà bạn thấy phù hợp với bản thân (phù hợp với cuộc sống, đỡ stress ...). Không nên thay đổi thời điểm ăn liên tục (không nhất quán tần suất và thời điểm bữa ăn) vì nó có thể làm giảm lượng Calo tiêu thụ và độ nhạy của Insulin.