Thiên hạ hay đồn ăn nhậu nhiều nhất là ăn hải sản thì hay bị Gout nhiều và nếu ăn thịt tiếp tục cũng như tập thể dục thì sẽ đau xương khớp thêm vì bệnh nặng
CƠ BẢN VỀ BỆNH GOUT
Minh hoạ đơn giản về bệnh Gout
Bệnh Gout (gút) hay còn gọi thống phong là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận, khiến thận không thể lọc Acid Uric từ trong máu. Acid Uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh Gout, lượng Acid Uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của Acid Uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn.
Bệnh Gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy bệnh Gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng Gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.
BA GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT
1. Giai đoạn 1: mức Acid Uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh Gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh Gout sau khi bị bệnh sỏi thận.
2. Giai đoạn 2: nồng độ Acid Uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn Gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.
3. Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể Acid Uric sẽ tấn công nhiều khớp.
Hầu hết người bị bệnh Gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh Gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.
CÓ NÊN CHO NGƯỜI BỊ GOUT TẬP GYM KHÔNG
Trong khi đang lên cơn Gout, ít ai còn tâm trí mà nghĩ đến việc tập luyện và điều đó hoàn toàn bình thường. Thực tế, nghỉ ngơi là 1 trong những điều tốt nhất có thể làm trong khi bị Gout. người bị Gout cần hạn chế chuyển động khớp bị đau hết mức có thể và chườm đá vào vùng khớp bị đau khoảng 20 phút mỗi lần có thể giúp giảm sưng. Về trung bình 1 cơn Gout sẽ kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Và có thể phải trải qua nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi tái phát 1 lần nữa. Trong các giai đoạn đó, khi người bệnh cảm thấy khỏe mạnh thì việc luyện tập nên là công việc được ưu tiên hàng đầu.
VÌ SAO TẬP LUYỆN LẠI HỮU ÍCH CHO NGƯỜI GOUT
Người bị Gout có nên tập gym và tập thế nào
Tập gym không chỉ giúp giảm đau, mà còn giúp tăng biên độ vận động và cho cơ thể nhiều năng lượng hơn. Luyện tập thường xuyên cũng giúp giảm cân, đây là điều cực quan trọng với những người đang bị Gout. Cân nặng dư thừa làm ra tăng Acid Uric trong cơ thể, điều này góp phần làm tình trạng bệnh nặng hơn. Thêm vào đó, giảm cân sẽ giúp giảm đau do khớp phải chịu ít áp lực hơn.
TẬP LUYỆN THẾ NÀO CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
1 chương trình luyện tập lý tưởng sẽ gồm có 3 thành phần:
1. Bài tập aerobi: các loại bài tập này làm tăng nhịp tim và tăng sức bền. Hãy thực hiện các buổi tập aerobic 3 tới bốn lần mỗi tuần với khoảng 30 phút mỗi buổi. Bạn có thể lựa chọn bài tập đi bộ nhanh hoặc đạp xe tại chỗ. 1 lựa chọn khác là các bài tập bơi, bơi lội và luyện tập trong nước ấm có thể giúp ích cho những người đang bị cứng khớp.
2. Bài tập flexibility: các bài tập này giúp tăng cường biên độ vận động. Gia tăng độ dẻo dai sẽ giúp việc thực hiện các bài tập khác dễ dàng hơn, cũng như giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi vận động trong ngày. Hãy cố gắng thực hiện mười lăm phút giãn cơ mỗi ngày. Cử động cơ thể chậm rãi và nhẹ nhàng trong khi giãn cơ.
3. Bài tập strength: nếu như bạn ít vận động do khớp bị sưng và đau thì các cơ bắp của bạn có thể đã bị yếu đi. Tập tạ và thực hiện các bài tập kháng lực sẽ giúp bạn gia tăng sức mạnh. Khi cơ bắp khỏe hơn sẽ giúp nâng đỡ các khớp là phòng tránh chấn thương. Hãy bắt đầu 1 cách nhẹ nhàng và tăng dần độ khó cho buổi tập khi sức mạnh có sự tiến bộ. Khi bạn khỏe hơn, các hoạt động hằng ngày như leo cầu thang và nâng đồ vật nặng cũng sẽ trở nên dễ hơn.
Có rất nhiều cách chúng ta có thể luyện tập để tăng sức mạnh. Ví dụ bạn có thể tập với tạ, dây đàn hồi hoặc các bài tập. Luôn nhớ phải khởi động trước khi thực hiện các bài tập sức mạnh và bắt đầu với mức tạ nhẹ.