Dù mục tiêu của bạn chỉ đơn thuần là kiếm 6 múi hay đơn thuần chỉ để tăng sức mạnh dựa vào các quy tắc Calories In Out, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cực kỳ quan trọng. Có những loại thực phẩm giúp cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp và giúp sửa chữa cơ bắp. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng thực sự tốt và có thể ăn được, dưới đây là các loại thực phẩm nên hạn chế nạp vào
LỰA CHỌN THỰC PHẨM CỰC KỲ QUAN TRỌNG VỚI BẤT KỲ CHẾ ĐỘ ĂN NÀO
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cực kỳ quan trọng trong bất kỳ chế độ ăn nào
01. Đầu tiên là Các loại Diet Coke/ Pepsi Light/ Diet Soda: Coca Cola quảng cáo rất hay khi nói rằng Diet Coke không có Calories trong khi vẫn tạo được vị ngon vốn có của nó. Đúng là trong sản phẩm này ko có đường, tuy nhiên thay vào đó người ta dùng chất tạo ngọt nhân tạo, các thuật ngữ Marketing liên tục bơm cho loại chất tạo ngọt này những lời nói có cánh như giúp giảm cân, chăm sóc răng miệng, tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên các loại đồ uống dùng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ khiến cho bạn bị chai với vị ngọt, những loại rau quả, trái cây hoặc những thực phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ không còn sức hấp dẫn nữa và người ăn ko còn cảm thấy ngon miệng. Ngoài ra việc lạm dụng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ khiến cho quá trình Diet trở nên khó kiểm soát hơn khiến bạn thèm ăn hơn trong khi bạn thực sự không có nhu cầu muốn ăn. Hơn thế nữa, chất tạo ngọt nhân tạo nó là những Calories rỗng, chúng sẽ đi trực tiếp vào vùng bụng của bạn và khiến bạn trở nên phì ra.
02. Các loại đồ đóng hộp: (kiểu thịt xay/ thịt kho sẵn đóng hộp) chúng rất tiện lợi nhưng không lành mạnh do chứa nhiều chất bảo quản. Lượng Natri cao trong các loại đồ này cũng dễ gây ra bệnh huyết áp cao. Để tránh hiểu nhầm là cơ thể cần Natri, nhưng ko có nghĩa là cần quá nhiều.
03. Bánh gạo: có 1 thời gian dài bánh gạo được cho là 1 thực phẩm Healthy và có 1 lượng Calories thấp. Tuy nhiên cơ thể mình cần năng lượng để vận động. Ngoài ra bánh gạo cũng được tính là 1 loại Snack và cũng khiến cho lượng đường trong máu của bạn tăng vọt lên. Chỉ số GI trong bánh gạo là 91. Có nhiều nguồn Carb tốt hơn bánh gạo nhiều.
04. Ngũ cốc có đường: (thường là đã được chế biến sẵn và đóng hộp) lý do chính là vì các loại này thường chứa hàm lượng chất béo, muối và đường ở mức cao. Nếu hấp thụ quá nhiều sẽ khiến bạn gặp vấn đề về Insulin và khiến cơ thể bạn béo hơn. Ngoài ra nó cũng ít chất xơ.
Bánh mì trắng mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sản xuất
05. Bánh mì trắng: về cơ bản thì không có vấn đề gì khi hấp thụ chúng, tuy nhiên không thực sự lý tưởng cho lắm khi chúng đã bị mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sản xuất. Bản chất bánh mì trắng được làm từ bột mì trắng tinh thông qua các mầm lúa mì đã được xử lý, mất đi các vitamin B thiết yếu. Khi hấp thụ thường làm tăng Insulin và góp phần không nhỏ vào quá trình tăng cân của mình.
06. Các loại gạo trông quá trắng: hấp thụ loại này cũng được thôi nhưng cám (phần bọc ngoài của hạt gạo) đã bị bay mất quá nhiều, Vitamin nhóm B cùng các dưỡng chất quan trọng của hạt gạo cũng bị mất đi nhiều trong quá trình xay xát và nó chứa rất nhiều chất đường bột. Đó là chưa kể đến việc hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất gạo dùng hóa chất để làm hạt trắng, bóng hơn. Thậm chí những hóa chất này sẽ có thể phù phép gạo ẩm mốc thành những loại gạo trắng thơm và bán đầy trong siêu thị. Những loại hóa chất này mà đi vào cơ thể thì khỏi nghĩ. Thế nên mới có chuyện gạo lứt (gạo chưa bị xát mất phần vỏ cám bên ngoài hạt gạo) tốt hơn gạo trắng.
07. Bắp rang bơ: nếu bạn mua ngoài thì mình không khuyến khích sử dụng chúng (vì thường người ta sử dụng Magarine), quá nhiều chất béo không lành mạnh, quá nhiều Natri và trong trong tình huống xấu nhất thì nó còn chứa cả chất hóa học. Nó cũng không giúp ích gì cho việc bổ sung dinh dưỡng sau những buổi luyện tập vất vả. Tuy nhiên nếu tự chế biến bằng cách cho ngô vào chảo với dầu dừa + bơ (butter) thì nó cũng không đến nỗi tệ.
08. Cơm rang: (miền nam gọi là cơm chiên) là món ăn chứa nhiều dầu mỡ, việc nạp nhiều cơm rang không chỉ khiến bạn nạp tinh bột nhiều hơn mà còn vô tình nạp luôn cả chất béo có hại. Thêm vào đó cơm rang khá là khô sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động vất vả hơn. Tuy nhiên nếu khoái khẩu món này, bạn cũng có thể chế biến bằng cách thay vì dùng dầu mỡ thông thường thì dùng dầu ô liu/ dầu dừa để chế biến.
Bia rượu có bao giờ là tốt cho sức khỏe nhưng uống ngon thiệt mà
09. Đồ uống có cồn: không cần phải nói nhiều về nó nữa. Cồn làm chậm tốc độ phục hồi cơ bắp, làm rối loạn quá trình trao đổi chất và góp phần ko nhỏ vào việc làm giảm sức mạnh. Đồng thời nó cũng dễ khiến cho cơ thể của bạn mất nước nhanh, suy yếu hệ thống miễn dịch ...
10. Nước uống điện giải: (như Revive hoặc Aquarius) trừ khi bạn theo các bộ môn như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đá bóng và rất cần Glycogen để phục hồi sau buổi tập luyện/ thi đấu vất vả thì hẵng dùng, còn không thì next. Lý do đơn giản là vì trong các loại nước uống điện giải này chứa khá nhiều đường. Nếu bạn có nhu cầu phục hồi sau tập, hãy sử dụng nước lọc và ăn cùng các loại thức ăn tự nhiên hay sử dụng Whey Protein sẽ tốt hơn. Ngoài ra việc hấp thụ nhiều nước uống điện giải cũng dễ khiến bạn tăng cân hơn.
11. Các loại đồ uống có ga: (Coca Cola, Pepsi ...) có rất nhiều bài báo đề cập về vấn đề này rồi nên mình xin phép không đề cập tại đây nữa để tránh bài viết trở nên quá dài.
12. Bim bim: nó rất ngon nhưng chẳng mấy ích lợi cho sức khỏe, chúng chứa nhiều chất bảo quản và Natri trong khi lại cung cấp rất ít dinh dưỡng.
13. Thịt qua chế biến: (thịt hun khói, thịt muối, jăm bông, giò chả ...) không chứa đường nhưng chứa đầy các chất bảo quản mà bạn không muốn đưa vào cơ thể. Thay vì ăn các loại thịt này, hãy chọn những loại thịt tươi.
14. Bơ: ở VN thì Magarine thường được sản xuất từ dầu thực vật như dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành. Đó là 1 giải pháp thay thế cho bơ động vật và được nhiều người sử dụng. Nhưng nếu bạn muốn khỏe mạnh thì đừng ăn chúng. Bơ thực vật chứa đầy các Trans Fats gây ra nhiều trục trặc cho sức khỏe.
Junk Foods vừa ít dinh dưỡng vừa nhiều chất độc hại cho sức khỏe
15. Khoai tây chiên: (Mc Donald, KFC, Lotteria …) ngoài việc chứa nhiều calo, chúng còn mang lại rất ít dinh dưỡng giá trị cho bạn. Ăn đồ này chỉ khiến bạn béo phì và tăng lượng đường máu.
16. Hamburger/ Pizza/ Gà rán ăn nhanh: không cần phải mô tả nhiều lý do các loại này được xếp vào Junk Foods mặc dù ở VN đồ ăn nhanh rất sẵn có tại các cửa hàng và chúng được mang tiếng sang chảnh nữa. Chúng ngon miệng và đậm đà bởi chúng được bảo quản, tẩm ướp và chứa nhiều mỡ.
17. Sữa chua hoa quả/ Caramen trân châu: chúng rất ngon miệng và thuận tiện, dễ mang theo và dễ mua, bạn có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng ăn vặt. Tuy nhiên chúng cũng chứa rất nhiều đường, 1 số loại còn thêm chất tạo vị để khiến cho việc thưởng thức được ngon miệng hơn, ngoài ra nó cũng khiến cho bạn khó kiểm soát được lượng Calories nạp vào hàng ngày.
Nước ép chứa lượng đường cực kỳ cao và ít chất xơ hơn là ăn trực tiếp
18. Nước hoa quả: đừng để bị đánh lừa bởi chúng cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất cần thiết, chúng chứa rất nhiều đường. Bản thân mình không phản đối việc bổ sung hoa quả vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhưng phải thông qua việc nhai nuốt do phần lớn các chất dinh dưỡng và chất xơ nằm ở phần thịt hoặc vỏ của hoa quả. Nếu như bạn không nhai, các loại đường (như đường Fructose) sẽ được nạp vào gan rất nhanh, được tích lũy và lưu trữ ở đó dưới dạng chất béo. Tuy nhiên nước hoa quả cũng vẫn sẽ hữu ích nếu được sử dụng đúng cách như sử dụng chúng sau 1 buổi luyện tập vất vả chẳng hạn, nó sẽ giúp bổ sung đường giúp bạn phục hồi, giúp lưu thông máu, giúp cho tim bạn khỏe mạnh và cung cấp cho cơ thể bạn những chất chống Oxy hóa.
19. Các loại sốt để trộn rau: (sốt để làm Salad) chúng chứa nhiều chất béo, kem và đường, ngoài ra còn chứa chất bảo quản. Thay vì phá hoại sức khỏe của bạn với thể loại này, hãy dùng dầu ô liu hoặc bơ (Butter) hoặc giấm cùng các loại gia vị.
Mì gói chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe của bạn
20. Mì tôm đóng gói: tiện lợi, dễ làm và dễ mua, đó là ưu điểm của mì tôm. Tuy nhiên nó thuộc loại thực phẩm chiên dầu nên sẽ mang lại không ít tác hại cho sức khỏe như nóng trong người, dễ rối loạn chức năng dạ dày, thiếu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất phụ gia và bảo quản ... mình có cần phải liệt kê thêm nữa không ? Tuy nhiên nếu thèm quá thì cũng có thể Google từ khóa mì đủ chất để chế biến nhé.
21. Các loại gia vị như mì chính, hạt nêm từ thịt: chúng khiến cho các món ăn mất đi vị chuẩn vốn có của nó. Chúng chứa nhiều hóa chất gây cứng cổ, cứng đầu, ngoài ra còn siêu ngọt, dễ gây ra chứng rối loạn chuyển hóa.
Dầu ăn vừa chứa hàm lượng chất béo cao vừa gây nhiều loại bệnh
22. Các loại dầu ăn công nghiệp: (Neptune, Meizan ...) chúng chứa nhiều chất béo bão hòa. Khi đun nóng, các loại dầu thực vật giải phóng ra nhiều hóa chất độc hại có thể gây ung thư, bệnh tim và thậm chí cả chứng mất trí. Đâu phải ngẫu nhiên mà ngày xưa các cụ ăn mỡ lợn, dầu dừa riết chả sao, giờ dầu ăn công nghiệp nhiều ung thư lắm thế?